Bàn thờ là nơi thờ tự linh thiêng, quan trọng nhất trong mỗi gia đình. Chính vì vậy, không gian này luôn đòi hỏi sự sạch sẽ, thông thoáng và thanh tịnh. Việc lau dọn bàn thờ trước dịp tết Nguyên đán là vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ATF Decor tìm hiểu kỹ càng về điều này ngay trong những thông tin bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải lau dọn bàn thờ ngày Tết?
Đối với các gia đình Việt, việc dọn dẹp bàn thờ (bao sái) đã không còn trở nên xa lạ. Trước mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ như một phong tục không thể thiếu. Từ lâu, điều này đã trở thành nếp văn hóa đáng trân quý, là hương vị mời gọi Tết đến, xuân về.
Dọn dẹp bàn thờ là công việc đặc biệt được các gia chủ quan tâm và thực hiện một cách tỷ mỷ. Công việc này không chỉ yêu cầu sự cẩn trọng mà còn cần có hiểu biết để tránh phạm phải những điều kiêng kị, vận hạn. Mặc dù công việc lau chùi bàn thờ có thể được tiến hành quanh năm, bất kì lúc nào bàn thờ bị bẩn. Tuy nhiên, công việc dọn dẹp chính thức thường diễn ra bắt đầu từ 23 tháng Chạp.
Nguyên nhân lớn nhất của thời điểm này đó chính là do đây là thời gian ông Tác đã về trời. Việc dọn dẹp khi ông Táo “đi vắng” sẽ hạn chế không làm thần linh bị ảnh hưởng. Việc gia chủ tranh thủ sửa sang vào thời điểm này cũng giúp tạo dựng không gian bàn thờ sạch sẽ, sẵn sàng đón Tết. Công việc dọn dẹp sẽ tiến hành cho đến trước đêm 30 Tết. Lúc này, khi các vị thần linh quay trở về thì mọi việc đã hoàn tất.
Những lưu ý cần biết trước khi lau dọn, vệ sinh bàn thờ
Lau dọn tưởng chừng là công việc dễ dàng. Tuy nhiên, với khu vực tôn nghiêm như ban thờ, việc làm này hẳn không đơn giản. Việc lau dọn bàn thờ cần có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định
-
Người thực hiện lau dọn bàn thờ
Theo phong tục xưa, người được chọn đẻ lau dọn khu vực bàn thờ là người chủ của gia đình. Thông thường là nam giới và là người lớn tuổi, những người có đức tính cẩn trọng và tỷ mỷ. Tuy nhiên, hiện nay công việc dọn dẹp bàn thờ đã có sự mở rộng trong phạm vi đối tượng. Phụ nữ cũng có thể thực hiện trách nhiệm cao cả này.
-
Cần chuẩn bị gì để dọn dẹp bàn thờ
Trước khi bắt tay vào quá trình dọn dẹp, gia chủ cần chuẩn bị những dụng cụ và vật dụng đầy đủ. Các dòng bàn thờ treo tường thường nhỏ gọn thường không cần nhiều đồ dùng lau chùi. Trong khi đó, mẫu bàn thờ đứng lại là thiết kế khá lớn nên sẽ tốn nhiều công sức dọn dẹp.
Các đồ cần dùng trong quá trình lau dọn bàn thờ bao gồm: chổi quét, khăn lau. Trong đó, nước dùng để lau cũng cần phải sạch, đồ dùng sử dụng đều cần là đồ mới. Bởi lẽ, theo quan niệm xưa của ông bà ta, việc lau chùi không thể sử dụng các vật phẩm có uế tạp, ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.
-
Nguyên tắc lau dọn ban thờ
Trước khi bắt tay vào quá trình người dọn dẹp. Việc quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua đó chính là thắp hương để “xin phép” thần linh. Điều này sẽ giúp thông báo cho thần linh và mong muốn được lượng thứ nếu trong quá trình dọn dẹp có giúp sai sót.
Hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ, vệ sinh đúng cách
Nếu đây là lần đầu bạn tiến hành dọn dẹp bàn thờ. Vậy thì những hướng dẫn dưới đây là rất đáng để tham khảo đấy!
-
Cách lau dọn bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ tiến bao gồm khá nhiều các chi tiết: bát hương, bình hoa, lễ vật, bài vị,….Do đó, khi thực hiện lau dọn bàn thờ cần tiến hành lau dọn với thứ tự từ trên xuống dưới. Tức là lau dọn từ bài vị tổ tiên sau đó là bát hương. Sau khi đã lau dọn hết tại khu vực bát hương, bạn tiếp tục chuyển sang tỉa gọn chân hương. Nếu bát hương có nhiều chân hương cần tiến hành tỉa gọn. Việc tỉa chân hương cần lưu ý không loại bỏ hoàn toàn chân hương bởi điều này được cho là hành vi “tán tài” rất xấu. Gia chủ cần để lại 3,5 hoặc 7 chân hương cũ để giúp giữ lộc.
Chú ý rằng quá trình này cần thực hiện một cách cẩn thận, chi tiết để không làm xáo trộn tro trong bát hương. Khi bát hương khô ráo, với dòng bát hương thờ của tổ tiên, ta sẽ dùng 3 tờ tiền vàng để hơ đốt quanh bát hương. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong bát hương và đợi cho chúng cháy hết. Sau đó, bạn đem đổ tro vào.
-
Cách lau chùi bàn thờ phật
Với bàn thờ Phật thường sẽ có tượng Phật. Quá trình lau dọn bàn thờ sẽ có phần phức tạp hơn. Công việc lau dọn vẫn bắt đầu từ bài vị, bát hương và sau đó là lau chùi các bức tượng. Toàn bộ công việc lau chùi đều phải tiến hành với khăn lau sạch, nước sạch. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng, khi lau bát hương ở bàn thờ phật, số tờ tiền vàng cần sử dụng khi đốt quanh bát hương là 7 tờ. Sau khi đốt quanh, bạn tiếp tục bỏ vào bên trong bát hương để tạo tro mới.
Bàn thờ phật cũng thường bao gồm cặp đèn điện. Vì vậy, hãy lau chùi thật cẩn thận và chi tiết từng hạng mục này nhé!
Những điều kiêng kỵ khi lau chùi bàn thờ trong dịp Tết
Trong quá trình lau dọn, có một vài những lưu ý quan trọng mà gia chủ cần lưu ý như sau:
– Tuyệt đối không rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Không nên xê dịch bát hương lung tung. Đặc biệt, cần ghi nhớ thứ tự của bát hương để không đặt sai vị trí. Đây là điều rất tối kị trong dọn dẹp bàn thờ.
– Với các mẫu bàn thờ chung cư khi lau chùi nên hạn chế sử dụng chổi bởi chúng thường mang nhiều uế tạp, không thực sự tốt.
– Quá trình lau chùi bàn thờ nên thực hiện trong ngày và làm cho tới khi xong. Việc thực hiện không nên kéo dài bởi chúng gây mất thẩm mỹ ở khu vực thờ tự.
Hi vọng rằng, với những thông tin chỉ dẫn để lau dọn bàn thờ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết. Tại ATF Decor, những mẫu bàn thờ đẹp, chất lượng được đảm bảo đã sẵn sàng dành cho bạn lựa chọn. Hãy đến với Showroom nội thất ATF Decor để được tư vấn và chọn mua ngay hôm nay nhé!
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm & dịch vụ:
ATF DECOR
THẾ GIỚI TRANG TRÍ NỘI THẤT
Showroom nội thất Hà Nội
- Địa chỉ: Tầng 7, Toà Khâm Thiên Building, 195 Khâm Thiên, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0913.416.128
Văn phòng Hải Phòng
- Địa chỉ: Số 1/718 Trần Nhân Tông - Kiến An - Hải Phòng.
- Hotline: 097.452.1660
- Hotline: 0368.207.980
Văn phòng Tp. HCM
- Địa chỉ: 108 đường số 7, khu dân cư Trung Sơn, Bình Chánh TP.HCM.
- Hotline: 0931.789.128